Sử dụng quảng cáo zalo là một trong những cách được rất nhiều chủ shop kinh doanh online sử dụng. Tuy nhiên bên cạnh những ưu điểm mà nó sở hữu thì còn nhiều nhược điểm nữa. Các chủ shop cần biết những nhược điểm của quảng cáo zalo để tối ưu cho chiến dịch marketing của mình. Cùng tham khảo bài viết dưới đây để biết thông tin chi tiết hơn!
I. Zalo ads là gì?
Quảng cáo trên Zalo, còn được biết đến với tên gọi Zalo Ads, là một loại quảng cáo tự động được thực hiện trên nền tảng Zalo thông qua quản lý của đội ngũ Zalo. Zalo Ads mang đến cho người tiếp cận nhiều hình thức quảng cáo đa dạng, linh hoạt để đáp ứng mọi nhu cầu của người quảng cáo. Hệ thống này được tối ưu hóa để giảm chi phí và tăng cường hiệu quả quảng cáo.
II. Nhược điểm của quảng cáo zalo
Zalo ads luôn được biết đến với nhiều ưu điểm vượt trội. Tuy nhiên nó cũng tồn tại những nhược điểm nhất định. Nếu đang kinh doanh online thì các chủ shop nhất định phải nắm được những nhược điểm quảng cáo của zalo ads để có một chiến lược hợp lý nhất.
Một số nhược điểm quảng cáo zalo ads phải kể đến như:
- Zalo Ads vẫn chưa được sử dụng rộng rãi, dẫn đến việc đội ngũ hỗ trợ cũng bị hạn chế cả về số lượng và chuyên môn. Ngoài ra, quá trình kiểm duyệt nội dung của Zalo Ads được đánh giá là khá nghiêm ngặt, tạo ra các thách thức cho những nhà quảng cáo.
- Bởi vì Zalo Ads chưa phổ biến, nên dữ liệu chính xác về người dùng trên nền tảng này vẫn chưa đủ lớn để hỗ trợ doanh nghiệp trong việc xây dựng chiến lược truyền thông. Điều này tạo ra một thách thức trong việc định rõ tệp đối tượng tiềm năng cho chiến dịch quảng cáo Zalo.
- Không thể phân loại theo sở thích hành vi người dùng được.
- Dữ liệu hạn chế khiến cho báo cáo sơ sài. Điều này khiến cho quá trình tối ưu quảng cáo gặp không ít khó khăn.
>> Xem thêm: Tại sao quảng cáo zalo không cắn tiền? Cách khắc phục
III. Cách chạy zalo ads hiệu quả nhất, tối ưu nhất
Chúng tôi đã nêu ra một số nhược điểm quảng cáo zalo ads rồi. Nội dung dưới đây, chúng tôi sẽ hướng dẫn bạn cách để chạy quảng cáo hiệu quả nhất.
Bước 1: Đăng nhập vào ứng dụng zalo.
Bước 2: Tiến hành thiết lập quảng cáo
Truy cập vào trang tạo quảng cáo => Nhấn chọn Quảng cáo zalo OA =>Chọn page bạn thực hiện quảng cáo => Đặt tên cho chiến dịch => Nhấn Tạo quảng cáo.
>> Có thể bạn quan tâm: Zalo Business là gì? Cách đăng ký cực đơn giản
Bước 3: Chọn đối tượng bạn hướng đến và khoanh vùng bạn muốn ấy.
Tại chiến dịch quảng cáo bạn chọn có rất nhiều trường để bạn có thể xác định chính xác hơn tệp khách hàng mà mình hướng đến.
- Địa điểm: Đây là nơi mà doanh nghiệp có thể chọn để hiển thị quảng cáo của mình. Việc lựa chọn thành phố hoặc tỉnh thành chỉ cần một cú click và thêm vào danh sách là hoàn tất.
- Độ tuổi: Bạn sẽ giới hạn độ tuổi cho nhóm đối tượng mình hướng đến cho chiến dịch.
- Giới tính: Khi xác định đối tượng mục tiêu của chiến dịch, bạn không thể bỏ qua giới tính được. Tuỳ thuộc vào sản phẩm mà bạn sẽ lựa chọn giới tính cho chiến dịch của mình.
- Nền tảng: Có 3 nền tảng để bạn lựa chọn khi thiết lập đối tượng.
Bước 4: Tối ưu content
Để đăng quảng cáo trên Zalo, bạn phải tạo nội dung dưới 52 ký tự. Nội dung sẽ cung cấp thông tin chiến dịch quảng cáo của doanh nghiệp.
Bước 5: Xác định chi phí quảng cáo
Bạn có thể chọn thời điểm hiển thị quảng cáo trên Zalo cho sản phẩm hoặc dịch vụ của doanh nghiệp. Đồng thời, bạn cần cấu hình chi phí phù hợp với mỗi lượt click vào quảng cáo.
Một số lưu ý khi thiết lập chi phí và thời gian chạy quảng cáo như:
- Giá bạn để mỗi lượt click nên cao hơn mức mà zalo đề xuất.
- Click theo từng ngày sẽ là loại hình giúp bạn dễ dàng theo dõi và thống kê hơn.
- Số tiền trong tài khoản phải đảm bảo đủ lớn hơn tổng số click trong ngày nhân với giá mỗi lượt.
Bước 6: Gửi kiểm duyệt
Hoàn thành tất cả các bước đã được hướng dẫn, bạn có thể gửi ngay đến Zalo để được kiểm duyệt một cách nhanh chóng.
Sau khi quảng cáo được xác nhận, nó sẽ bắt đầu xuất hiện trước nhóm khách hàng bạn đã chọn trước đó. Trong trường hợp không được chấp thuận, đừng lo lắng, Zalo sẽ cung cấp lý do từ chối để bạn có thể điều chỉnh ngay lập tức.
Như vậy, bài viết đã chia sẻ với bạn những nhược điểm của quảng cáo zalo mà nếu kinh doanh thì cần phải biết. Nếu bạn đang kinh doanh online, có thể sử dụng phần mềm spam tin nhắn zalo để làm marketing, remarketing để tối ưu nhất chiến dịch của mình. Hy vọng những thông tin chúng tôi chia sẻ hữu ích với bạn!
Nếu cần trợ giúp, đừng ngần ngại inbox, các Ninjaer sẽ giúp đỡ bạn. Kết nối với chúng tôi để được hỗ trợ nhanh nhất:
Hotline: 0967.922.911
Group: https://fb.com/groups/congdongninja
Fanpage: https://www.facebook.com/ToolsNinja/